(BGĐT) – Với lợi thế về chất lượng, sản phẩm được bán giá cao, thân thiện với môi trường, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã, đang trở thành xu thế tất yếu, được nông dân trong tỉnh Bắc Giang lựa chọn. Đồng hành cùng người dân, ngành Nông nghiệp tích cực phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện các mô hình, góp phần lan tỏa trong cộng đồng.
Xây dựng mô hình điểm
Thay vì thuê máy làm đất rồi gieo cấy ngay, vụ mùa này gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, thôn Cấm, xã Lương Phong (Hiệp Hòa) dành nhiều thời gian hơn cho khâu xử lý đất trước khi gieo cấy. Theo đó, ông Thanh sử dụng chế phẩm EMUNIV để cải tạo đất rồi bón lót bằng phân hữu cơ sinh học trước khi gieo cấy. Cùng đó sẽ lên luống, vừa để lọc, loại ốc bươu vàng ra khỏi đồng ruộng, vừa tạo điều kiện dẫn nước tưới về sau.
Cán bộ Hội Nông dân xã Lương Phong (Hiệp Hòa) hướng dẫn người dân sử dụng phân bón hữu cơ cho vụ mùa.
|
Được biết, ngoài gia đình ông Thanh, vụ mùa này, các hộ dân ở thôn Cấm cũng tham gia thực hiện mô hình canh tác lúa an toàn với tổng diện tích 20 ha tại cánh đồng mẫu của thôn. Mỗi sào, các hộ được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 1 kg thóc giống QR15 cùng 0,2 kg chế phẩm EMUNIV, 35 kg phân bón hữu cơ sinh học.
Tham gia mô hình, các hộ phải thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật đã đề ra như: Cấy mạ non 2-2,5 lá; cấy thưa; làm cỏ sục bùn; quản lý nước (tưới ướt, khô xen kẽ) và thực hiện bón lót trong quá trình làm đất, bảo đảm cây lúa có thức ăn ngay sau khi cấy.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Phong cho biết: “Qua theo dõi, tại diện tích đã cấy không có ốc bươu vàng gây hại, cây lúa cũng không bị vàng do thức ăn đã đủ thời gian ngấm vào đất. Chúng tôi đang kỳ vọng sẽ nhân rộng được mô hình trong những vụ tới, vừa tăng năng suất, vừa bảo vệ môi trường”.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã, đang trở thành xu hướng tất yếu, được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Dù các mô hình không nhiều song bước đầu khẳng định được giá trị, hiệu quả, được thị trường chấp nhận. Ví như mô hình ứng dụng cơ giới hóa khép kín gắn với công nghệ số trong sản xuất lúa vừa được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Tân Yên phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Bắc Giang thực hiện tại vụ chiêm xuân vừa qua.
Cùng với sử dụng thiết bị máy bay không người lái để gieo sạ, người dân được cung ứng phân bón hữu cơ trong suốt quá trình chăm sóc. Kết quả cùng với giải phóng nhiều sức lao động, tổng chi phí sản xuất lúa khép kín thấp hơn phương pháp truyền thống, năng suất lúa cao hơn 10 kg/sào và lợi nhuận thu về cũng lớn hơn.
Hay như mô hình trồng cam bằng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tự chế của gia đình bà Trần Thị Huyền (SN 1968) ở thôn Nà Vàng, xã Vân Sơn (Sơn Động) cũng mang đến những hiệu quả tích cực. Để chăm sóc vườn cam, thay vì phun thuốc diệt cỏ, bà Huyền để cỏ mọc tự nhiên, đồng thời mua cá, đỗ, ngô rồi ủ với chế phẩm sinh học để bón cho cây. Khi vườn cam có dấu hiệu bị sâu bệnh, bà cũng chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun.
“Năm 2020, 5 nghìn gốc cam bắt đầu cho thu hoạch với khoảng 10 tấn quả và tăng lên 40 tấn ở năm tiếp theo. Vụ này dự kiến sẽ thu khoảng 100 tấn. Những vụ trước, toàn bộ cam của gia đình đều được bán thông qua các sàn thương mại điện tử, cửa hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi vui nhất là môi trường luôn ở trạng thái an toàn, sức khỏe của công nhân được bảo vệ”, bà Trần Thị Huyền nói.
Thay đổi tư duy vì nền nông nghiệp bền vững
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, với tổng diện tích đất canh tác (cả cây hằng năm và cây lâu năm) là hơn 122,4 ha, mỗi năm tổng lượng phân bón người dân sử dụng khoảng 470 nghìn tấn cùng gần 144 tấn thuốc BVTV.
Mặc dù những năm qua, cơ quan chuyên môn đã chủ động phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai các dự án, mô hình hỗ trợ người dân canh tác theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường song tỷ lệ phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc BVTV sinh học được sử dụng còn hạn chế.
Với tổng diện tích đất canh tác hơn 122,4 ha, mỗi năm tổng lượng phân bón người dân sử dụng khoảng 470 nghìn tấn cùng gần 144 tấn thuốc BVTV. Tỷ lệ phân bón vô cơ sử dụng vẫn chiếm khoảng 46,8% tổng lượng phân bón; phân bón hữu cơ, vi sinh hiện nay ở mức thấp (chiếm khoảng 8,7%), lượng phân bón hữu cơ không thương mại (chủ yếu là phân chuồng) chiếm khoảng 44,7%. Đối với thuốc BVTV, tỷ lệ thuốc sinh học cũng chỉ chiếm 44,9%.
Tỷ lệ phân bón vô cơ sử dụng vẫn chiếm khoảng 46,8% tổng lượng phân bón; phân bón hữu cơ, vi sinh hiện nay ở mức thấp (chiếm khoảng 8,7%), lượng phân bón hữu cơ không thương mại (chủ yếu là phân chuồng) chiếm khoảng 44,7%. Đối với thuốc BVTV, tỷ lệ thuốc sinh học cũng chỉ chiếm 44,9%.
Ghi nhận tại Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cho thấy, trung bình mỗi năm, đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 30 nghìn tấn phân bón các loại, trong đó chỉ có khoảng 1 nghìn tấn phân bón hữu cơ, tập trung nhiều ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang.
Ông Chu Văn Hiểu, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Những năm gần đây, chúng tôi phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ và sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc BVTV sinh học trên cây cam, vải thiều và đã cho kết quả tích cực. Tuy nhiên sau khi hết dự án, các hộ lại quay lại thói quen sản xuất cũ”.
Nắm bắt xu thế hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ triển khai 6 mô hình tại các địa phương, trong đó có 4 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, còn lại là chăn nuôi.
Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh cũng triển khai hàng loạt mô hình cấy giống lúa chất lượng áp dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường. Qua đánh giá, các mô hình góp phần thay đổi tư duy và cách thức sản xuất của người dân, sản phẩm làm ra được người tiêu dùng đánh giá cao và có được chỗ đứng trên thị trường.
Ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Áp dụng nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng là hướng đi hiệu quả để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Cùng với cơ chế hỗ trợ của tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp, bản thân người dân cũng cần phải thay đổi tư duy bởi lựa chọn này sẽ tạo được uy tín về chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh cao và tăng thu nhập cho người dân”.
Nguồn: http://m.baobacgiang.com.vn/
Tin liên quan:

Ninh Bình: Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa cải tiến, thân thiện với môi trường
(Cổng ĐT HND) – Năm 2021, Hội ND tỉnh triển khai dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tại 4 xã gồm: Xã Ninh Hòa, Ninh Giang (huyện Hoa Lư) và xã Khánh Trung, Khánh Cường (huyện Yên Khánh) với diện tích 4.000m2.
...

GIẢI PHÁP CHO CANH TÁC LÚA NƯỚC BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG LÚA THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Nhờ đó, sản xuất n...

Thái Bình: Khảo sát về tập quán canh tác lúa của nông dân
(BQLDA - LÚA) - Từ ngày 06 đến ngày 13/01/2022, Ban quản lý dự án Lúa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức khảo sát tập quán, thói quen canh tác lúa của nông dân tại một số xã trong tỉnh. 480 nông dân đang canh tác lúa tại 8 xã trong 4 huyện, gồm: x...

Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Nhằm xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các gói công nghệ, công cụ và cách tiếp cận mới theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo và thu nhập cho người nông dân, năm 2017, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp UBND ...

Khai mạc hội chợ nông sản quốc tế tại Việt Nam
(Cổng ĐT HND) – Sáng nay 14/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 (Agroviet 2023).
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ triển lãm nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23
Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng...

Ban Quản lý dự án Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị đầu bờ về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường
Ngày 22/12/2022, Ban quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị đầu bờ về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong. Tham gia Hội nghị có thành viên Ban Quản lý D...

Tận huấn cho nông dân về kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây lúa
Hội viên nông dân thực hành so màu lá lúa tại mô hình trình diễn xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ.
Ngày 31/8/2022, Hội Nông dân thành phố Cần Thơ tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây lúa thuộc dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại ...

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi trường
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích vừa ký Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 30/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025-2030”.
Theo đó mục tiêu tổng quát của Đề ...

Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn canh tác lúa thân thiện với môi trường
Tuần qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” cho cán bộ, hội viên, nông dân tại 04 xã trồng lúa Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Linh.
Các đồng chí trong Ban quản lý dự án...

Hội thi “Tìm hiểu kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường”
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội Nông dân huyện Chợ Đồn tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường” tại xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn.
Toàn cảnh hội thi
Thành phần tham dự Hội thi là cán bộ, hội viên nông dân xã Đồng Thắng và xã Phư...