(Cổng ĐT HND) – Năm 2021, Hội ND tỉnh triển khai dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tại 4 xã gồm: Xã Ninh Hòa, Ninh Giang (huyện Hoa Lư) và xã Khánh Trung, Khánh Cường (huyện Yên Khánh) với diện tích 4.000m2.
 |
Các cấp Hội tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia hội thảo đầu bờ ngay tại mô hình trình diễn để trực tiếp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất |
Theo đó, các cấp Hội đã lồng ghép để tổ chức tuyên truyền về phương pháp canh tác lúa SRI cho 1.160 cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, sinh hoạt chi Hội… Đồng thời, Hội cũng trực tiếp hỗ trợ chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ nhằm tạo chất dinh dưỡng cho đất, phân bón hữu cơ T&T159, thuốc bảo vệ thực vật sinh học…
Tại các buổi tập huấn, với hình thức “cầm tay chỉ việc”, các cấp Hội giới thiệu tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến và phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI); hướng dẫn nông dân về quy trình sinh trưởng của cây lúa, 5 nguyên tắc và các biện pháp kỹ thuật của SRI; kỹ thuật làm phân hữu cơ vi sinh, kỹ thuật xử lý rơm rạ bằng bằng chế phẩm sinh học. Bên cạnh đó, hội viên, nông dân được tham gia hội thảo đầu bờ ngay tại mô hình trình diễn để trực tiếp trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm, cách thức chăm sóc lúa và những khó khăn khi áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI).
Qua triển khai dự án cho thấy việc bà con chuyển đổi sang cấy lúa theo phương pháp SRI đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp truyền thống cũ. Cụ thể như: Tiết kiệm nguồn giống, nước tưới; tốn ít công chăm sóc; không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng phân bón vi sinh. Nhờ đó, bình quân năng suất lúa đạt từ 2,3- 2,5 tạ/sào.
Hộ ông Phạm Văn Chính ở xóm Nam Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh cũng tham gia cấy lúa theo phương pháp SRI cho biết: Vụ xuân năm 2021, ông được Hội ND tỉnh tập huấn kiến thức về cấy lúa theo 05 nguyên tắc của SRI nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đẻ nhiều nhánh và tập trung đẻ ở giai đoạn đầu, mỗi khóm lúa có nhiều bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao hơn. Ngoài ra, lượng giống giảm, việc tưới theo phương pháp ướt khô xen kẽ, đưa nước vào mặt ruộng từ 3- 5 cm, tích nước 5- 7 ngày rồi xả nước khỏi ruộng cũng giúp tiết kiệm khoảng 30% lượng nước tưới. Nhờ đó, gia đình ông đã tiết kiệm đáng kể chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón mà hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn những năm trước.
Qua đánh giá, bước đầu triển khai dự án tại các mô hình trình diễn ở địa bàn 4 xã cho thấy ruộng áp dụng thâm canh lúa cải tiến SRI so với ruộng làm theo tập quán truyền thống giúp giảm được lượng giống, giảm lượng phân đạm 20- 30%, sử dụng thuốc BVTV sinh học, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất lúa từ 7- 8 tạ/ha, tăng hiệu quả kinh tế từ 8- 9 triệu đồng/ha. Đồng thời, nâng cao ý thức cho bà con nông dân tạo ra sản phẩm lúa thương phẩm an toàn để bảo vệ sức khoẻ con người, tăng giá trị hàng hóa hướng đến xuất khẩu. Mô hình đã có tính lan tỏa, các hộ không tham gia dự án khi thấy hiệu quả rõ nét cũng đã mạnh dạn áp dụng và làm theo.
Chủ tịch Hội ND tỉnh Đinh Hồng Thái cho biết: Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục tuyên truyền nhân rộng diện tích cấy lúa theo phương pháp SRI; thành lập tổ Hội nghề nghiệp cấy lúa SRI, tạo thương hiệu cho gạo SRI tại địa phương được đưa vào bán tại chuỗi cửa hàng nông sản an toàn của Hội; bảo đảm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản an toàn, thân thiện với môi trường, xây dựng thương hiệu gạo của địa phương.
Hệ thống canh tác lúa cải tiến, thân thiện với môi trường (SRI) là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, được tiến hành tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến mang lại hiệu quả và năng suất cao, góp phần giảm phát thải nhà kính trên cơ sở các tác động về mặt kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tiết kiệm nước tưới. Các kỹ thuật tác động bao gồm: Cấy mạ non, cấy mạ thưa, khỏe, tưới tiêu đảm bảo duy trì đất ruộng khô ướt xen kẽ, làm cỏ, tăng cường phân vi sinh và phân hữu cơ khác thay thế phân bón hóa học…
Tin liên quan:
Triển khai mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
(Baohatinh.vn) - Mô hình canh tác tại xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà - Hà Tĩnh) nằm trong dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” do Quỹ BRACE tài trợ.
Chiều 5/4, Hội Nông dân Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả bước đầu triển k...
Nâng cao nhận thức cho nông dân về cấy lúa thân thiện với môi trường
Sáng ngày 10/5, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị truyền thông về cấy lúa thân thiện với môi trường cho hơn 100 hội viên nông dân xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ.
Các đại biểu tham quan mô hình cấy lúa thân thiện với môi trường tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ
Tại hội nghị, các đại biểu được các cán bộ ...
Ninh Thuận: Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng phương pháp trồng lúa thân thiện với môi trường
Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nông dân áp dụng phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường, gắn với sử dụng chế phẩm vi sinh sinh để cải tạo đất, xử lý nhanh rơm rạ ngay tại ruộng, nhằm giảm chi phí đầu tư trong sản xuất lúa.
Sáng 23/8, Ban quản lý...
Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn triển khai Dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại huyện Bắc Bình ...
Thực hiện theo Kế hoạch số 01-KH/HNDT, ngày 02/11/2021 về hoạt động dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam và Kế hoạch số 03-KH/BQLDAL tỉnh Bình Thuận ngày 03/12/2021 về việc tổ chức Hội thảo tập huấn cho Nông dân về phương pháp canh tác lú...
Hội nghị triển khai dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường và tập huấn kỹ thuật canh tác lúa SRI
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai khởi động dự án “tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường”, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) đợt 1 tại huyện Ba Bể và Chợ Đồn.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diệ...
Hội nghị tập huấn giới thiệu nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về phương pháp canh tác lúa SRI
Thực hiện Kế hoạch số 124-KH/HNDT, ngày 13/12/2020 của Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, từ ngày 06/01 - 13/01/2021, Ban Quản lý Dự án SRI - Hội Nông dân tỉnh Lai Châu phối hợp với Hội Nông dân huyện Phong Thổ, Tam Đường và Hội Nông dân 04 xã tham gia thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông ...
Tham quan mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường SRI
Sáng ngày 6/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức tham quan mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường SRI tại xã Phú Lương, huyện Đông Hưng.
Tham quan mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường SRI
tại xã...
HỘI NGHỊ TRUYỀN THÔNG VỀ CANH TÁC LÚA THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá, sáng 29/8/2022, tại nhà văn hoá thôn Trung Thành, xã Xuân Hoà, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị truyền thông canh tác lúa thân thiện với môi trường do Quỹ BRACE (Hồng Kông) tài trợ.
Dự H...
Hội nghị truyền thông và tập huấn xây dựng mô hình sản xuất vụ Xuân 2023
Trong 2 ngày (21 và 22/12/2022), tại xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà) và xã Lâm Trung Thủy (huyện Đức Thọ), Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị truyền thông và tập huấn kỹ thuật nhân rộng mô hình sản xuất vụ Xuân năm 2023 – thuộc chương trình Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng...
Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức các lớp tập huấn phương pháp bón phân trong canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI
Từ ngày 01/3-09/3/2021, Ban Quản lý dự án SRI - Hội Nông dân tỉnh Lai Châu phối hợp với Hội Nông dân 02 huyện Phong Thổ, Tam Đường tổ chức tập huấn phương pháp bón phân trong canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI cho 80 học viên là hội viên nông dân ở các xã Bản Bo, Bình Lư (Tam Đườn...