Xu hướng mới sẽ áp dụng các phương pháp trồng gạo thân thiện môi trường, đảm bảo thành phẩm an toàn sức khỏe. Trong đó, việc sử dụng phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp làm phân bón, bảo vệ cây trồng được đánh giá cao. Từ đó có thể nâng cao chất lượng gạo thành phẩm, nâng tầm vị thế xuất khẩu gạo cho Việt Nam.
Chọn giống lúa có khả năng kháng bệnh – Phương pháp trồng gạo sạch
Chúng ta cần khuyến khích sản xuất lúa gạo từ giống lúa có khả năng kháng bệnh. Bởi thực tế có một số giống lúa mẫn cảm với khí hậu nắng nóng, khô hạn, ngập mặn thường rất dễ thu hút sâu bệnh. Lúc này người nông dân sẽ dùng thuốc trừ sâu bệnh gây ảnh hưởng chất lượng lúa gạo.
Để tránh việc sử dụng thuốc hóa học, chúng ta nên chọn giống kháng bệnh, phù hợp thổ nhưỡng và từng mùa vụ vùng trồng. Đây là phương pháp quản lý dịch hại ít tốn kém và thân thiện với môi trường, đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ như ST25 là giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi khả năng kháng mặn tốt, phòng sâu bệnh cao, thân cứng cáp, chống bệnh dịch tốt. Ngoài ra, chúng ta cần đảm bảo là được mua được giống lúa gạo từ nơi uy tín, đảm bảo giống nguyên chủng.
Các phương pháp bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại
Một số giải pháp trong quản lý dịch hại an toàn theo phương pháp trồng gạo thân thiện môi trường như phòng trừ tự nhiên, phòng trừ bằng biện pháp sinh học, bằng biện pháp canh tác, biện pháp cơ học vật lý, tác nhân phòng trừ…
Khi cần sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật thì nông dân cần có những kiến thức để sử dụng phù hợp.
Nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình canh tác, sản xuất trên cánh đồng. Do đó, người nông dân càng rõ về thuốc bảo vệ thực vật sẽ đảm bảo sự hiệu quả và an toàn. Từ đó có thể kiểm soát dịch hại sớm và quản lý được dư lượng thuốc ở mức an toàn, không gây ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cây trồng.
Phương pháp trồng gạo thân thiện môi trường
Nhiều địa phương đã bắt đầu ứng dụng mô hình canh tác lúa gạo thân thiện với môi trường. Canh tác lúa thân thiện môi trường chú trọng phương pháp tưới ngập khô xen kẽ, tiết kiệm nguồn nước, hạn chế các dịch hại và giảm thiểu số lần bón phân. Nhờ vậy sẽ làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, giúp cây lúa giữ được năng suất, chất lượng.
Bên cạnh đó, người nông dân còn tham gia dự án thu gom nguồn rơm rạ phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như thu gom rơm rạ cung ứng cho các hộ trồng nấm rơm, rải gốc cây ăn trái, liếp đất để trồng rau màu. Phần rơm rạ còn lại sẽ được xử lý bằng men vi sinh nhằm phân hủy tạo ra lượng hữu cơ trả lại cho đất.