Để áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường, là đích đến của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, giảm lượng giống, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng đạm dư thừa không cần thiết, đưa chất hữu cơ vào đồng ruộng để nâng cao độ phì cho đất… Từ đó, giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp.
Thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tại Kiên Giang. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án 24 tháng và chọn 2 huyện Giồng Riềng, Hòn Đất để thực hiện. Dự án được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (Quỹ BRACE); xây dựng Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam”.
Ảnh: Giảng viên truyền đạt những kiến thức tổng quan về các Phương pháp Canh tác lúa thân thiện môi trường tại xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất.
Với mục tiêu Dự án nâng cao kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân trồng lúa; Trong đó, tập trung vào 3 kỹ thuật chính bao gồm: giảm phân hóa học, tưới ướt khô xen kẽ, xử lý rơm rạ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường; Nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ảnh: Giảng viên truyền đạt những kiến thức tổng quan về các Phương pháp Canh tác lúa thân thiện môi trường tại xã Thạnh An, huyện Giồng Riềng.
Từ ngày 22 – 25/12, Ban Quản lý dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (Dự án SRI) Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Tập huấn tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam, cho 4 xã của 2 huyện Giồng Riềng và Hòn Đất, với 80 nông dân tham dự.
Ảnh: Giảng viên truyền đạt những kiến thức tổng quan về các Phương pháp Canh tác lúa thân thiện môi trường tại xã Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng.
Nội dung tập huấn: bà con nông dân được các giảng viên dự án có chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp truyền đạt những kiến thức tổng quan về các Phương pháp Canh tác lúa thân thiện môi trường, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại lợi nhuận, chi phí tiết kiệm hơn và đặc biệt là hạn chế ô nhiễm môi trường tiến tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Kim Loan-Trung tâm HTND & GDNN
Tin liên quan:
Hội thảo tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường
Ngày 31/3, Ban Quản lý dự án lúa (Hội Nông dân tỉnh An Giang) tổ chức hội thảo và tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho 60 nông dân xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) và xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới).
Hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá kết quả mô hình canh tác lúa thân thiện với...
Nhân rộng diện tích canh tác lúa thân thiện với môi trường ở Hà Tĩnh
(Baohatinh.vn) - Dự án tuyên truyền, vận động nông dân Hà Tĩnh áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Chiều 24/4, Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động nông dân canh t...
Bắc Giang: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh- Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi ...
Ngày 18/5, tại thành phố Bắc Giang, Hội Nông dân tỉnh triển khai Hội nghị Khởi động Dự án và ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh- Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi trường, giai đoạn 2023-2025. Tham dự hội nghị có đại diện Tổ chức Ea...
Trồng lúa thân thiện môi trường, nông dân giảm bón phân, cây lúa "uống" ít nước, thu nhập tốt hơn hẳn
Áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường không chỉ giúp nhà nông giảm chi phí sản xuất, giảm đến 38,4% phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống, mà còn tăng thu nhập, đem lại sức khỏe cho cả người trồng lúa lẫn người sử dụng nhờ sản phẩm sạch hơn, ngon hơn.
Sá...
Giúp nông dân tiếp cận kiến thức canh tác lúa thân thiện với môi trường
(Baohatinh.vn) - Hội nghị truyền thông do Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức giúp các hộ nông dân nắm vững phương pháp canh tác lúa hữu cơ hiệu quả, tiên tiến, mở ra hình thức canh tác thân thiện với môi trường, cho sản phẩm lúa, gạo chất lượng.
Sáng 21/12, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị truyền...
Nâng cao nhận thức cho nông dân về cấy lúa thân thiện với môi trường
Sáng ngày 10/5, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị truyền thông về cấy lúa thân thiện với môi trường cho hơn 100 hội viên nông dân xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ.
Các đại biểu tham quan mô hình cấy lúa thân thiện với môi trường tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ
Tại hội nghị, các đại biểu được các cán bộ ...
Tọa đàm và trưng bày sản phẩm lúa canh tác thân thiện môi trường
Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án lúa) giai đoạn 1 do Quỹ BRACE tài trợ thông qua Hội Nông dân Việt Nam đã và đang được triển khai tại 08 tỉnh khu vực miền Bắc và đạt được một số kết quả nổi bật, góp phần hỗ trợ nông...
Hiệu quả dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Hiệp Hòa
Áp dụng sản xuất lúa thân thiện với môi trường giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, đồng thời góp phần thay đổi hành vi và nhận thức của nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi ...
HỘI NGHỊ TRUYỀN THÔNG VỀ CANH TÁC LÚA THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá, sáng 29/8/2022, tại nhà văn hoá thôn Trung Thành, xã Xuân Hoà, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị truyền thông canh tác lúa thân thiện với môi trường do Quỹ BRACE (Hồng Kông) tài trợ.
Dự H...
Biến rơm, rạ, chất thải chăn nuôi thành sản phẩm có ích
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang duy trì nhiều cách làm hay nhằm khai thác lợi thế từ nguồn phế, phụ phẩm chất hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Người dân xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang) sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ sau khi thu ho...