(BQLDA LÚA) – Tại Hà Nội, sáng 11/11, Ban Quản lý dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (Dự án lúa) tổ chức các khóa đào tạo giảng viên nguồn của dự án, với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án.
Tham dự khóa tập huấn có cố vấn cấp cao Dự án, cán bộ Ban Quản lý Dự án trung ương và 80 học viên đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các cấp, cán bộ khuyến nông và các chuyên gia tại 8 tỉnh tham gia dự án giai đoạn 1 (Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hòa Bình, Lai Châu, Hưng Yên). Khóa tập huấn được chia thành 2 đợt: Đợt 1 được tổ chức tại Hà Nội, diễn ra từ ngày 11 – 14 tháng 11; đợt 2 tổ chức tại Hòa Bình, diễn ra từ ngày 16 – 19 tháng 11 năm 2020.
Toàn cảnh khóa tập huấn
Tại khóa tập huấn, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án Nguyễn Thị Việt Hà trình bày và giới thiệu tổng quan về dự án. Đây là chương trình dự án rất quan trọng, qua triển khai dự án góp phần tuyên truyền, vận động nông dân tích cực áp dụng phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường, góp phần giảm thiểu phát thải nhà kính và thân thiện với môi trường.
Tham gia khóa tập huấn, học viên đã được thầy giáo, chuyên gia trao đổi, chia sẻ về các phương pháp triển khai và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: kỹ thuật làm đất; kỹ thuật làm mạ; kỹ thuật cấy; kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ; kỹ thuật xử lý rơm rạ; kỹ thuật ủ phân vi sinh… Qua các chuyên đề được các thầy giáo, cô giáo truyền tải trong lớp, học viên tham gia tích cực, hăng say chia sẻ, trao đổi qua đó tạo không khí lớp học sôi nổi, hứng khởi.
Học viên thảo luận nhóm
Ngoài các kiến thức về phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường, học viên được thầy, cô giáo chia sẻ về các phương pháp, kỹ năng trong việc tiếp cận và truyền tải thông tin đến với nông dân (phương pháp huấn luyện FFS; phương pháp huấn luyện hai chiều; phương pháp xây dựng mô hình trình diễn; phương pháp xây dựng lập kế hoạch tập huấn FFS…)
Nhằm giúp các học viên nắm chắc kiến thức đã được học, Ban Quản lý dự án cùng với thầy, cô giáo xây dựng các bài tập nhóm. Các học viên sẽ trực tiếp thực hành đứng giảng, sau mỗi bài trình bầy, thầy cô giáo, các chuyên gia đưa ra những góp ý, chia sẻ giúp học viên hiểu sâu hơn, rút ra được kinh nghiệm trong việc tiếp cập, truyền tải thông tin đến với nông dân một cách hiệu quả hơn.
Học viên tham gia thực hành giảng bài
Hoạt động cam kết ủng hộ phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường
Kết thúc khóa tập huấn, qua các bài kiểm tra cuối khóa, các học viên đều đạt kết quả cao. Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban đối ngoại và hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án đánh giá cao kết quả các học viên đã đạt được sau khóa học. Đây là những học viên sẽ trở thành những giảng viên nguồn của dự án, trực tiếp truyền tải những kiến thức về tiến bộ kỹ thuật, tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại các địa bàn triển khai dự án.
Tin liên quan:
Thái Bình: Đẩy mạnh truyền thông về canh tác lúa thân thiện với môi trường cho tuyên truyền viên của Hội Nông dân tại cơ sở trong tỉnh
(BQLDA LÚA) - Trong thời gian 07 ngày, từ ngày 12/4 - 23/4/2021, Ban Quản lý Dự án Lúa Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức 07 hội nghị truyền thông về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường (gọi tắt là Dự án Lúa) cho 700 cán bộ Hội (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chi Hội trưởng, Chi Hội Phó) đ...
Hội nghị đầu bờ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
Ngày 11/6/2023, Ban Quản lý Dự án Lúa - Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị đầu bờ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại bản Nà San, xã Bình Lư, huyện Tam Đường nhằm đánh giá về năng suất, hiệu quả của mô hình; đồng thời trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong việc áp d...
Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Phú Yên
Phú Yên là một trong 24 tỉnh được chọn thí điểm thực hiện dự án Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam (gọi tắt là mô hình SRI) do quỹ BRACE tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Nông dân xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa phấn khởi v...
Tận huấn cho nông dân về kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây lúa
Hội viên nông dân thực hành so màu lá lúa tại mô hình trình diễn xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ.
Ngày 31/8/2022, Hội Nông dân thành phố Cần Thơ tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây lúa thuộc dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại ...
Tập huấn kỹ thuật bón phân theo phương pháp cấy lúa thân thiện với môi trường
Sáng ngày 2/8, Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật bón phân theo phương pháp cấy lúa thân thiện với môi trường cho 40 hội viên nòng cốt của hai xã Phú Lương (huyện Đông Hưng) và Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Phụ).
Hội viên nông dân được hướng dẫn kỹ thuật bón phân theo phương pháp cấy lúa thâ...
Nỗ lực giảm phát thải ròng trong sản xuất lúa gạo
Theo ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lúa gạo là một trong những loại cây trồng chiếm tỷ trọng phát thải khí nhà kính tương đối cao trong ngành Nông nghiệp nhưng cũng có tiềm năng giảm phát thải cao nếu áp dụng các giải pháp sản xuất, thực hành tốt.
...
HỘI NGHỊ TRUYỀN THÔNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH CANH TÁC LÚA THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Ngày 08.9, tại hội trường UBND xã Hoằng Đức, Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa- Ban quản lý dự án cảnh tác lúa thân thiện với môi trường phối hợp hội Nông dân huyện, xã Hoằng Đức tổ chức Hội nghị truyền thông về chương trình cảnh tác lúa thân thiện với môi trường.
Về dự có đồng chí Ng...
Trồng lúa giảm phát thải, nông dân "trúng đậm"
VTV.vn - Tham gia sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, lợi nhuận của bà con tăng thêm cao nhất 6,2 triệu đồng/ha.
Tiềm năng của hạt lúa giảm phát thải
Những tấn lúa giảm phát thải đầu tiên của khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch tại TP Cần Thơ. Chưa đề cập đến yếu tố môi trường, mô hình...
Bình Thuận: Hướng tới nhân rộng mô hình canh tác lúa cải tiến SRI
(Tapchinongthonmoi.vn) - Canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững,áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI mang lại hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh...
Bắc Giang: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh- Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi ...
Ngày 18/5, tại thành phố Bắc Giang, Hội Nông dân tỉnh triển khai Hội nghị Khởi động Dự án và ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh- Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi trường, giai đoạn 2023-2025. Tham dự hội nghị có đại diện Tổ chức Ea...