(BQLDA LÚA) – Tại Hà Nội, sáng 11/11, Ban Quản lý dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (Dự án lúa) tổ chức các khóa đào tạo giảng viên nguồn của dự án, với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án.
Tham dự khóa tập huấn có cố vấn cấp cao Dự án, cán bộ Ban Quản lý Dự án trung ương và 80 học viên đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các cấp, cán bộ khuyến nông và các chuyên gia tại 8 tỉnh tham gia dự án giai đoạn 1 (Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hòa Bình, Lai Châu, Hưng Yên). Khóa tập huấn được chia thành 2 đợt: Đợt 1 được tổ chức tại Hà Nội, diễn ra từ ngày 11 – 14 tháng 11; đợt 2 tổ chức tại Hòa Bình, diễn ra từ ngày 16 – 19 tháng 11 năm 2020.

Toàn cảnh khóa tập huấn
Tại khóa tập huấn, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án Nguyễn Thị Việt Hà trình bày và giới thiệu tổng quan về dự án. Đây là chương trình dự án rất quan trọng, qua triển khai dự án góp phần tuyên truyền, vận động nông dân tích cực áp dụng phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường, góp phần giảm thiểu phát thải nhà kính và thân thiện với môi trường.
Tham gia khóa tập huấn, học viên đã được thầy giáo, chuyên gia trao đổi, chia sẻ về các phương pháp triển khai và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: kỹ thuật làm đất; kỹ thuật làm mạ; kỹ thuật cấy; kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ; kỹ thuật xử lý rơm rạ; kỹ thuật ủ phân vi sinh… Qua các chuyên đề được các thầy giáo, cô giáo truyền tải trong lớp, học viên tham gia tích cực, hăng say chia sẻ, trao đổi qua đó tạo không khí lớp học sôi nổi, hứng khởi.

Học viên thảo luận nhóm
Ngoài các kiến thức về phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường, học viên được thầy, cô giáo chia sẻ về các phương pháp, kỹ năng trong việc tiếp cận và truyền tải thông tin đến với nông dân (phương pháp huấn luyện FFS; phương pháp huấn luyện hai chiều; phương pháp xây dựng mô hình trình diễn; phương pháp xây dựng lập kế hoạch tập huấn FFS…)
Nhằm giúp các học viên nắm chắc kiến thức đã được học, Ban Quản lý dự án cùng với thầy, cô giáo xây dựng các bài tập nhóm. Các học viên sẽ trực tiếp thực hành đứng giảng, sau mỗi bài trình bầy, thầy cô giáo, các chuyên gia đưa ra những góp ý, chia sẻ giúp học viên hiểu sâu hơn, rút ra được kinh nghiệm trong việc tiếp cập, truyền tải thông tin đến với nông dân một cách hiệu quả hơn.

Học viên tham gia thực hành giảng bài

Hoạt động cam kết ủng hộ phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường
Kết thúc khóa tập huấn, qua các bài kiểm tra cuối khóa, các học viên đều đạt kết quả cao. Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban đối ngoại và hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc dự án đánh giá cao kết quả các học viên đã đạt được sau khóa học. Đây là những học viên sẽ trở thành những giảng viên nguồn của dự án, trực tiếp truyền tải những kiến thức về tiến bộ kỹ thuật, tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại các địa bàn triển khai dự án.
Tin liên quan:

Hội thảo trực tuyến về tập huấn truyền thông dự án lúa thân thiện môi trường 2020

Tập huấn kiến thức về cấy lúa thân thiện với môi trường
Trong 2 ngày 16 - 17/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức về cấy lúa thân thiện với môi trường cho 80 hội viên nông dân của 2 huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng.
Các đại biểu dự tập huấn.
Các đại biểu tham gia lớp tập huấn được phổ biến kiến thức về rơm rạ, việc sử dụng rơm rạ trên t...

Hoạt động canh tác lúa vùng ĐBSCL: Nỗ lực giảm thiểu khí methane
Hoạt động canh tác lúa là nguyên nhân gây ra khoảng 10% lượng khí thải methane toàn cầu - một trong những tác nhân lớn đang khiến Trái đất nóng lên.
Một nông dân tại Cần Thơ cầm trên tay rổ nấm rơm. Ảnh: AFP
Câu hỏi “Làm thế nào để giảm thiểu lượng khí sinh ra?” vẫn luôn thường trực, thúc gi...

Nông dân canh tác lúa thân thiện với môi trường
Sau gần 2 năm áp dụng các biện pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường không chỉ giúp nhiều hộ dân tại các địa phương giảm thiểu chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà góp phần bảo vệ môi trường.
Chuyên gia hướng dẫn cách đo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa cho cán bộ hộ...

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức các lớp tập huấn phương pháp bón phân trong canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI
Vừa qua, từ ngày 1 - 4/3 /2021, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lớp tập huấn phương pháp bón phân trong canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI cho gần 100 học viên là hội viên nông dân ở các xã Ninh Hòa, Ninh Giang (Hoa Lư); Khánh Cường, Khánh Trung (Yên Khánh).
Hội Nông dân ...

Canh tác lúa là nguồn phát thải khí mê tan lớn nhất
Nếu tính tỷ trọng tất cả các nguồn phát thải khí mê tan (CH4), hoạt động canh tác lúa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) chiếm đến 40,44% tổng lượng phát thải năm 2020.
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn kết quả kiểm kê khí mê tan cho năm 2020, do Cục Biến đổi kh...

Thái Bình: Hội Nông dân tỉnh triển khai tập huấn cho nông dân kỹ thuật tưới nước “Nông-Lộ-Phơi”
Thực hiện kế hoạch Dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường (gọi tắt là Dự án Lúa), trong 02 ngày, 18-19/01/2022, Ban Quản lý Dự án Lúa Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức tập huấn kỹ thuật tưới nước trong canh tác lúa thân thiện với môi trường cho 80 nôn...

Trồng 1 triệu ha lúa theo quy chuẩn “xanh”, giảm phát thải khí nhà kính
Nhằm góp phần vào thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ, 1 triệu ha trồng lúa chất lượng cao sẽ phải áp dụng các quy trình canh tác bền vững hơn, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống…
Trồng lúa phải giảm phát thải ...

Mô hình sản xuất lúa thân thiện với môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân
Diện tích sản xuất lúa hiện nay của xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây đạt hơn 867 ha, cơ cấu chủ yếu là các giống lúa chất lượng cao như Nàng Hoa 9, Đài thơm 8, ST 25, OM 54-51, VD 20... Chính quyền xã Thạnh Trị cũng đã tổ chức các buổi tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia mô hình Cánh đồn...

Thái Bình: Khảo sát về tập quán canh tác lúa của nông dân
(BQLDA - LÚA) - Từ ngày 06 đến ngày 13/01/2022, Ban quản lý dự án Lúa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức khảo sát tập quán, thói quen canh tác lúa của nông dân tại một số xã trong tỉnh. 480 nông dân đang canh tác lúa tại 8 xã trong 4 huyện, gồm: x...