Chiều 7/1, Hội Nông dân tỉnh (HND) Bắc Giang tổ chức khởi động dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam”, bọi tắt là dự án SRI. Tham dự có địa diện lãnh đạo HND các huyện, TPl UBND xã Tiến Dũng, Tư Mại (yên Dũng), xã Đào Mỹ, Tân Hưng (Lạng Giang) cùng một số hội viên nông dân tiêu biểu.
Dự án SRI do Trung ương HND Việt Nam phối hợp với Tổ chức ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (BRACE) xây dựng. Dự kiến thực hiện trong 40 tháng, trong đó giai đoạn 1 từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021 tại 8 địa phương khu vực miền Bắc bao gồm: Lai Châu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Bình và Ninh Bình; giai đoạn 2 và 3 từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2023 ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Quang cảnh buổi hội thảo
Mục tiêu chung của Dự án là hỗ trợ nông dân canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững; tập trung vào nâng cao kỹ thuật canh tác lúa cải tiến cho bà con; tăng giá trị sản phẩm gạo, tiêu thụ thuận lợi. Đối tượng tham gia là hộ trồng lúa và tổ chức nông dân của họ (tổ hợp tác, hợp tác xã).
Tại Bắc Giang, Dự án sẽ thực hiện ở 4 xã gồm: Tiến Dũng, Tư Mại (Yên Dũng) và Đào Mỹ, Tân Hưng (Lạng Giang) với tổng diện tích 8 ha trong vụ xuân tới.
Các đại biểu đã thảo luận, nêu ưu điểm nổi bật khi áp dụng canh tác lúa này gồm: Giúp năng suất cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu vào, giảm công lao động, tiết kiệm nước, nâng cao kỹ thuật canh tác, cải tạo đất.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Tiến Dũng (Yên Dũng) phát biểu ý kiến
Bên cạnh đó, có ý kiến nêu khó khăn trong quá trình thực hiện cần tháo gỡ, như: Tập quán canh tác, nhận thức của người dân còn hạn chế; ruộng đồng manh mún, sử dụng nhiều giống lúa trên cùng cánh đồng, thiếu cán bộ kỹ thuật hướng dẫn…
Đại diện lãnh đạo HND tỉnh đề nghị chính quyền địa phương, cán bộ HND các cấp và người dân tham gia dự án thuộc 4 xã trên cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Dự án SRI tỉnh thực hiện theo đúng tiến độ, thời gian; vận động bà con áp dụng canh tác lúa cải tiến; linh hoạt trong điều chỉnh nội dung, hình thức thực hiện cho phù hợp điều kiện từng địa phương… Qua đó từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng canh tác lúa, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường sống.
Hoàng Phương
Nguồn: baobacgiang.com.vn
Tin liên quan:

Phấn đấu giảm phát thải khí mê-tan trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam
Sản xuất lúa gạo đóng góp gần một nửa tổng lượng khí thải mê-tan của Việt Nam và là mục tiêu hành động để giảm khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mêtan từ sản xuất lúa xuống 30%, đòi hỏi phải chuyển đổi hàng triệu phương thức canh tác nông hộ nhỏ sang canh tác ít phát thải.
...

Nhân rộng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là xu hướng hiện nay. Thành phố Cần Thơ đã và đang triển khai, nhân rộng mô hình canh tác lúa thân thiện môi trường, sản xuất lúa carbon thấp. Kết quả cho thấy, không chỉ giảm chi phí đầu vào, các mô hình canh tác lúa "xanh" còn nâng chất lượng hạt gạo,...

Truyền thông phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường
(Baothanhhoa.vn) - Từ ngày 25-8 đến 15-9-2022, Ban quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 10 hội nghị truyền thông về phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường.
Các đại biểu tham quan mô hình trồng lúa tạ...

Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa thân thiện
Sau hơn 1 năm thực hiện, Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án SRI) do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại Bình Thuận đã mang lại hiệu quả tích cực, nhất là trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Canh tác lúa thân...

Giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa - Bài 1: Xu thế và cơ hội
Là một quốc gia có diện tích sản xuất lúa nước lớn và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, việc chuyển sang phương thức canh tác lúa giảm phát thải được đánh giá là một trong những giải pháp tiềm năng nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030, đồng thời, tăng khả năng cạnh...

Thách thức về giảm phát thải trong sản xuất lúa
Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, đây là hướng đi mới với nhiều thách thức...

Nông dân hứng khởi tham gia mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường
CẦN THƠ Nhờ giảm được nhiều chi phí sản xuất, cải thiện môi trường, lợi nhuận tăng cao nên nông dân rất hồ hởi tham gia mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường.
Từ đầu năm 2022, Tổ hợp tác (THT) 2 lúa - 1 màu ở ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã bắt đầu ứng dụng ...

Hội Nông dân Bắc Giang nhân rộng mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường với hơn 70.000 người tham gia
Nhờ hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt, hơn 70.000 nông dân Bắc Giang đã chuyển từ trồng lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường với tổng diện tích trên 7.100ha.
Hiệu quả mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
Tham dự Hội nghị tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, chú...

Cần Thơ: Hiệu quả từ dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường
Quang cảnh truyền thông Dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường
Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại thành phố Cần Thơ từ giữa năm 2021. Để thực hiện dự án đạt hiệu quả, Hộ...

Tập huấn kiến thức về cấy lúa thân thiện với môi trường
Trong 2 ngày 16 - 17/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức về cấy lúa thân thiện với môi trường cho 80 hội viên nông dân của 2 huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng.
Các đại biểu dự tập huấn.
Các đại biểu tham gia lớp tập huấn được phổ biến kiến thức về rơm rạ, việc sử dụng rơm rạ trên t...