Ngày 15/7, tại tỉnh Trà Vinh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Thời gian bắt đầu Dự án từ ngày 01/7/2021 – 30/6/2023. Được thực hiện trên địa bàn xã Lương Hoà A và xã Hưng Mỹ huyện Châu Thành; xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè. Tiến độ các hoạt động dự án bao gồm 8 lớptập huấn các kỹ thuật trong canh tác lúa thân thiện với môi trường có 178 người tham gia.
Cách thức thực hiện, chương trình, lịch trình hoạt động: Tổ chức tập huấn tập trung tại hội trường của 2 xã, tổ chức tập huấn tập trung tại hội trường, cho học viên lập 5 nhóm, từng nhóm tự thảo luận và báo cáo lại quá trình thực hiện kỹ thuật trong canh tác lúa trên giấy A0, từng nhóm sẽ thuyết trình quá trình thảo luận của nhóm mình và các nhóm khác có ý kiến cho từng nhóm, các báo cáo viên rút kết lại kỹ thuật trong canh tác lúa. Kết quả thực hiện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trong canh tác lúa thân thiện với môi trường có 40 hộ đăng ký thực hiện đối chứng mô hình với hình thức chia ruộng; chọn 1 phần diện tích đất để thực hiện thí điểm.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh đã tổ chức 6 cuộc truyền thông, trưng bày hình ảnh tuyên truyền việc thực hiện canh tác lúa thân thiện với môi trường. Bố trí 2 khung ảnh ở điểm trưng bày và mời hội viên nông dân tham dự, báo cáo viên giới thiệu tổng quan và từng ảnh trong khung hình; trình chiếu các video clip về canh tác lúa thân thiện với môi trường và tham quan các điểm thực hiện mô hình.
Đồng thời, mời các chuyên gia tư vấn và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường. Kết quả thực hiện có 40 hộ tổ chức canh tác lúa thân thiện với môi trường trên diện tích 4ha; Nhân rộng mô hình được 50ha lúa cấy và 131ha lúa hữu cơ, thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ở huyện Trà Cú với 100ha.
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tham quan mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường; Tổ chức 2 cuộc tham quan và học tập mô hình hoạt động của Hợp tác xã Khiết Tâm, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ và Hợp tác xã giống nông nghiệp Định An, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, trong đó có hoạt động canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Các hoạt động hỗ trợ thực hiện dự án ngoài nguồn ngân sách dự án đã mời chuyên gia tư vấn và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về phương pháp canh tác lúa tại xã Phong Phú, huyện Cầu Kè do tập đoàn Lộc Trời chịu trách nhiệm kinh phí. Hợp tác xã Châu Hưng (Châu Thành) phối hợp hỗ trợ tập huấn tại các xã nhân rộng mô hình và giới thiệu bao tiêu sản phẩm.
Quá trình triển khai dự án đã gặp những thuận lợi, khó khăn: Được sự phối hợp chặt chẽ của Hội Nông dân các xã và nông dân tham gia dự án. Sự hỗ trợ của hợp tác xã trong nhân rộng mô hình tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành; được sự phối hợp của tập đoàn Lộc Trời hỗ trợ mô hình tại xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, tiết kiệm được một số chi phí trong tập huấn, tổ chức sự kiện. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết và thời gian chênh lệch của mùa vụ ở các vùng nên quy trình canh tác ở các xã chưa đồng nhất về thời gian.
Tại hội nghị, bà Lê Thị Bích Chi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh cho biết: Sau kết quả của dự án này, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh đề xuất Hội Nông dân Việt Nam đề xuất phía nhà tài trợ tiếp tục kêu gọi vốn để nâng dự án ở chuỗi liên kết. Mặt khác, Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, T.Ư Hội tổng hợp kết quả dự án chung báo cáo và tham mưu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương, đặc biệt là Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển chương trình dự án này cho cả nước.
Nguồn: https://m.tapchinongthonmoi.vn/