Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, là sự kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác, sử dụng bón phân, điều tiết nước hợp lý.
Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, là sự kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác, sử dụng bón phân, điều tiết nước hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho cây khỏe, tăng cường khả năng chống đổ, chống chịu các đối tượng dịch hại, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm số lần tưới nước trong vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
Sau khi được triển khai các hoạt động tập tập huấn, giới thiệu dự án và tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường theo kế hoạch trong năm 2021, Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” cùng cán bộ kỹ thuật đã triển khai các hoạt động khảo sát, lựa chọn 02 điểm làm mô hình để tiến hành hướng dẫn cách ủ phân, làm giống, chuẩn bị ruộng mô hình, ruộng đối chứng, theo dõi số lượng, cách thức bón phân các giai đoạn và hướng dẫn triển khai các biện pháp canh tác lúa thân thiện môi trường. Đồng thời, Ban quản lý dự án tổ chức thu thập thông tin chung phiếu phỏng vấn của 40 nông dân cao tuổi (khảo sát nông dân có kinh nghiệm trước khóa đào tạo nông dân, người trên 65 tuổi); cùng tuyên truyền, ký cam kết và đồng hành với 40 hộ nông dân của xã Phước Hậu (Ninh Phước), Bắc Phong (Thuận Bắc) cùng triển khai áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trong vụ Đông Xuân 2021-2022 phù hợp với điều kiện của khu vực sản xuất của gia đình mình.
Qua hơn một tháng triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trong các ngày 17 và 22/2/2022, tại các điểm làm mô hình xã Phước Hậu (Ninh Phước), Bắc Phong (Thuận Bắc), Ban quản lý dự án tỉnh đã tổ chức tọa đàm, trao đổi trực tiếp giữa cán bộ kỹ thuật và đại diện chính quyền đại phương với các hộ dân người dân cơ sở tiếp tục thông tin, truyền thông, về tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường, tổng quan về Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” và việc triển khai tại địa phương; trao đổi, thảo luận, hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm giống, bón phân, giải đáp các khó khăn, chưa phù hợp phát sinh quá trình thực hiện các kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ, giảm bón phân đạm tại địa phương.

Đặc biệt, tại hoạt động này thông qua các các công cụ truyền thông trực quan bằng như hình ảnh, bano và đặt biệt hướng dẫn trực tiếp, cụ thể tại đồng ruộng cho các hộ có thể sử dụng thuần thục, thành thạo “Bảng so màu lá lúa” (LCC) để theo dõi, so sánh, sử dụng phân bón hiệu quả để cải thiện năng suất cây trồng. Đồng thời, các bộ kỹ của dự án còn trực tiếp hướng dẫn, trao đổi thêm với các hộ về cách đặt trên ruộng lúa, cách theo dõi công cụ “Ống đo mực nước” để các hộ đang áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ dễ dàng xác định được mực nước trên ruộng, trên cơ sở đó quyết định việc điều tiết nước một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển khỏe, chống đổ,…góp phần bảo vệ môi trường.
Với những hoạt động trực quan sinh động cụ thể trong chương trình tổng thể của dự án và yêu cầu cấp thiết của những tác động lớn từ biến đổi khí hậu, yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, công tác truyền thông, tuyên truyền Nông dân mạnh dạng ứng dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường đang đặt những yêu cầu cấp thiết hơn hứa hẹn những vụ mùa bội thu trên các mô hình canh tác lúa thân thiện môi trường tại địa phương.
BQLDA- Phan Phượng
Nguồn: hoinongdanninhthuan.org.vn
Tin liên quan:

Canh tác lúa là nguồn phát thải khí mê tan lớn nhất
Nếu tính tỷ trọng tất cả các nguồn phát thải khí mê tan (CH4), hoạt động canh tác lúa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) chiếm đến 40,44% tổng lượng phát thải năm 2020.
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn kết quả kiểm kê khí mê tan cho năm 2020, do Cục Biến đổi kh...

Quảng Nam: Ra tận đồng ruộng hướng dẫn nông dân cách trồng lúa thân thiện với môi trường
Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo đầu bờ về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường trên cánh đồng Mùn, thuộc thôn Mỹ Trà, xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình.
Ngay tại đồng ruộng, 50 hội viên nông dân tham gia dự án của 2 xã Bình Chánh (huyện Thăng Bình) và xã Bình Sơn (huyệ...

Hiệu quả từ cánh đồng lúa thân thiện với môi trường ở Bắc Ninh
Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam" (gọi tắt là dự án SRI) được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại Bắc Ninh từ năm 2021.
Đến nay, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực giúp người nông dân giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng ca...

Hội nghị tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” triển khai trên địa bàn tỉnh Bìn...
Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/HNDT, ngày 12/5/2023 của Ban Quản lý Dự án lúa tỉnh về tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Ngày 30/5/2023, tại Hội trường Trung tâm bồi dưỡng...

1 phải 5 giảm - kỹ thuật canh tác lúa giúp giảm phát thải, giảm chi phí
VTV.vn - Kỹ thuật canh tác 1 phải, 5 giảm không chỉ giúp giảm phát thải từ việc trồng lúa, mà còn giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, hướng tới bán tín chỉ carbon
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các ...

Truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm canh tác lúa thân thiện với môi trường
Ngày 15/6, tại huyện Như Thanh, Ban quản lý Dự án “Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện môi trường” tỉnh Thanh Hóa (BQLDA SRI) tổ chức hội nghị truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo canh tác theo phương pháp SRI cho 14 xã, thị trấn; các doanh nghiệp, Hợp tác xã...

Tập huấn canh tác lúa thân thiện với môi trường
(Hội NDNA) - Trong 02 ngày (từ ngày 01/8 đến 02/8), Hội Nông dân tỉnh tổ chương trình tập huấn “kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường ” cho 80 hộ nông dân tại 4 xã: 4 xã Thanh Khai, Thanh Tiên huyện Thanh Chương; xã Xuân Lam, Long Xá huyện Hưng nguyên.
Tham gia tập huấn, các hộ nông...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam "mách nước" giúp nông dân Lai Châu trồng lúa theo tiêu chuẩn quốc tế
Tâm sự với người dân trồng lúa xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ (Lai Châu), người đứng đầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, muốn sản xuất bền vững thì người trồng lúa nước không nên để tâm quá đến năng suất mà cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm.
Các thành viên đoàn công tác Trung ương Hội...

Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn triển khai Dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại huyện Bắc Bình ...
Thực hiện theo Kế hoạch số 01-KH/HNDT, ngày 02/11/2021 về hoạt động dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam và Kế hoạch số 03-KH/BQLDAL tỉnh Bình Thuận ngày 03/12/2021 về việc tổ chức Hội thảo tập huấn cho Nông dân về phương pháp canh tác lú...

Hội thảo trực tuyến về tập huấn truyền thông dự án lúa thân thiện môi trường 2020