Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính

TMO – Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phụ phẩm trong nông nghiệp trong đó có rơm rạ đang dần trở thành nguồn tài nguyễn nếu được khai thác, sử dụng tốt không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.

Hiện nay, sản xuất lúa Việt Nam đạt khoảng 42 triệu tấn/năm, tương đương lượng rơm rạ đưa ra môi trường trên 40 triệu tấn, trong đó, vùng ĐBSCL chiếm hơn một nửa, lượng rơm rạ rất lớn này cần phải tạo ra giá trị tăng thêm ngoài hạt gạo. Theo Cục Trồng trọt, trong tổng số khoảng 47 triệu tấn rơm rạ được tạo ra mỗi năm trên cả nước, hiện chỉ có khoảng 20% được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót vận chuyển trái cây,…

Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng lúa thu hoạch mỗi năm đạt khoảng 24 triệu tấn lúa, đồng thời tạo ra khoảng 26-27 triệu tấn rơm rạ. Trong tổng số lượng rơm rạ được tạo ra tại vùng này, hiện có đến khoảng 70% được người dân đốt trên đồng ruộng hoặc vùi lấp vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí mê-tan và khí thải nhà kính.

Thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa. 

Từ thực trạng nêu trên, cần có chính sách và hướng dẫn để quản lý rơm rạ ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp để tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác có liên quan, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với thế giới trong giảm phát thải khí nhà kính. Cụ thể là nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị. Qua đây, tận dụng, tránh lãng phí và tối ưu hóa tuần hoàn nguyên liệu từ rơm rạ, từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong thời gian tới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian gần đây, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và đối tác tư nhân thực hiện phân tích chuỗi giá trị để xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh lúa chất lượng cao phát thải thấp, trong đó, quan tâm đến khâu quản lý rơm rạ. Các hoạt động này của IRRI nhằm tiếp tục hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, đặc biệt, ủng hộ triển khai đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL.

Thông tin từ Viện lúa ĐBSCL, từ những năm 2000 đơn vị đã đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng rơm rạ và đã xây dựng xong quy trình chế biến rơm rạ thành phân bón. Nguồn phân bón này được sử dụng để  bón lại xuống đồng ruộng ở những vụ khác nhau để xem mức độ bền vững của mô hình. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phân từ rơm rạ giúp năng suất ruộng lúa tăng 10-15% so với ruộng bón 100% NPK.

Tuy nhiên, việc tái sử dụng chế biến rơm rạ thành phân bón tuy mang lại hiệu quả nhưng chưa nâng cao được giá trị vì chu trình tuần hoàn còn thấp. Do vậy, có thể sử dụng rơm rạ trồng nấm và sau khi thu hoạch nấm xong, thì dùng giá thể đó chế biến thành phân thì sẽ hiệu quả hơn vì chu trình tuần hoàn cao hơn, đem lại giá trị tốt hơn.

Cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ như máy cuộn rơm để tái sử dụng đang được các địa phương triển khai. 

Từ thực trạng nêu trên, cần có chính sách và hướng dẫn để quản lý rơm rạ ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp để tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác có liên quan, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với thế giới trong giảm phát thải khí nhà kính. Cụ thể là nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị. Qua đây, tận dụng, tránh lãng phí và tối ưu hóa tuần hoàn nguyên liệu từ rơm rạ, từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong thời gian tới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian gần đây, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và đối tác tư nhân thực hiện phân tích chuỗi giá trị để xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh lúa chất lượng cao phát thải thấp, trong đó, quan tâm đến khâu quản lý rơm rạ. Các hoạt động này của IRRI nhằm tiếp tục hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, đặc biệt, ủng hộ triển khai đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL.

Thông tin từ Viện lúa ĐBSCL, từ những năm 2000 đơn vị đã đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng rơm rạ và đã xây dựng xong quy trình chế biến rơm rạ thành phân bón. Nguồn phân bón này được sử dụng để  bón lại xuống đồng ruộng ở những vụ khác nhau để xem mức độ bền vững của mô hình. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phân từ rơm rạ giúp năng suất ruộng lúa tăng 10-15% so với ruộng bón 100% NPK.

Tuy nhiên, việc tái sử dụng chế biến rơm rạ thành phân bón tuy mang lại hiệu quả nhưng chưa nâng cao được giá trị vì chu trình tuần hoàn còn thấp. Do vậy, có thể sử dụng rơm rạ trồng nấm và sau khi thu hoạch nấm xong, thì dùng giá thể đó chế biến thành phân thì sẽ hiệu quả hơn vì chu trình tuần hoàn cao hơn, đem lại giá trị tốt hơn.

Nguồn: Hải Long – https://thiennhienmoitruong.vn/

Tin liên quan:

Bài viết cùng chủ đề:

.