ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tuyển nhóm tư vấn tập huấn cho cán bộ Hội Nông dân về kỹ thuật canh
tác lúa thân thiện với môi trường
Dự án: Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông
dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam
I. THÔNG TIN CHUNG
– Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hiện đang triển khai thực hiện Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” do tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ (sau đây được gọi là Dự án ASXH). Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ 16.800 nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo ở Việt Nam tiếp cận việc làm và an sinh xã hội đầy đủ, góp phần nâng cao bình đẳng giới và năng lực ứng phó với các cú sốc
– Trong khuôn khổ dự án, Ban Quản lý Dự án ASXH tuyển nhóm tư vấn tập huấn cho cán bộ Hội Nông dân về Kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường năm 2024
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
– Thiết kế, biên soạn nội dung bài giảng về Kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường.
– Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ Hội Nông dân về Kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường theo những nội dung đã thiết kế, biên soạn.
– Tư vấn, hỗ trợ cán bộ Hội Nông dân thiết kế bài giảng tập huấn cho nông dân theo phương pháp học qua trải nghiệm về canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân.
– Nâng cao năng lực và kỹ năng cho cán bộ Hội các cấp tỉnh, huyện, xã trong truyền đạt cho nông dân. Sau khoá tập huấn, 100% học viên có thể hỗ trợ các hội viên, nông dân trong địa bàn Dự án áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường. 30% học viên có thể trực tiếp giảng dạy lại cho thành viên nòng cốt các tổ nhóm về kỹ thuật canh tác lúa an toàn.
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC
Nhóm Tư vấn sẽ chịu trách nhiệm làm việc với Ban Quản lý Dự án ASXH để triển khai hoạt động tập huấn cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam về phương pháp và kỹ năng giảng dạy cho hội viên nông dân, cụ thể như sau:
– Đối tượng tập huấn: 30 – 35 cán bộ Hội Nông dân các cấp tỉnh, huyện, xã
– Số lớp tập huấn: 04 lớp
– Địa điểm tập huấn: tại địa bàn thuộc các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang
– Thời gian thực hiện: Dự kiến từ tháng 3- 6/2024
– Nội dung tập huấn: Truyền đạt 4 chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Tổng quan về Kỹ thuật canh tác lúa thân thiện mội trường;
+ Chuyên đề 2: Xử lý rơm, rạ trong canh tác lúa thân thiện môi trường;
+ Chuyên đề 3: Sử dụng hợp lý phân bón trong canh tác lúa thân thiện môi trường;
+ Chuyên đề 4: Tưới nước trong canh tác lúa thân thiện môi trường.
– Phương pháp tập huấn:
+ Phương pháp có sự tham gia, lấy học viên là trung tâm, kết hợp đa dạng các phương pháp tập huấn và dành nhiều thời gian cho học viên thực hành, thảo luận.
+ Sử dụng các công cụ trực quan và các tư liệu thực tế/ ví dụ điển hình để giúp người học dễ hiểu, học hỏi và vận dụng từ các bài học thực tiễn.
– Sản phẩm đầu ra:
+ 01 bộ tài liệu tập huấn (bao gồm: chương trình tập huấn, tài liệu trình chiếu và tài liệu phát cho học viên);
+ 01 khoá tập huấn dành cho 30 – 35 học viên;
+ 01 báo cáo kết quả tập huấn.
IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN
Để triển khai các hoạt động hiệu quả, nhóm tư vấn sẽ gồm tối thiểu 2 tư vấn (1 tư vấn chính và 1 tư vấn phụ)
1. Tư vấn chính
– Có trình độ Thạc sỹ trở lên
– Có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến cây lúa
– Có kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng truyền đạt cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân về về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường bằng phương pháp trải nghiệm, thảo luận tổ nhóm, lấy học viên làm trung tâm.
– Kỹ năng phân tích và viết báo cáo tốt;
– Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế/ LHQ/ các tổ chức chính trị xã hội trong các chương trình/dự án trong nước và nước ngoài.
2. Tư vấn phụ
– Có trình độ Cử nhân trở lên
– Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến cây lúa
– Có kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng truyền đạt cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân về về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường bằng phương pháp trải nghiệm, thảo luận tổ nhóm, lấy học viên làm trung tâm.
– Kinh nghiệm làm việc với các tổ nhóm nông dân trong chuỗi giá trị lúa tôm là một lợi thế.
VI. PHÍ TƯ VẤN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CHI TRẢ
– Ban Quản lý Dự án ASXH sẽ ký hợp đồng tư vấn với nhóm tư vấn được lựa chọn. Định mức chi trả cho Tư vấn tương ứng với yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm và theo định mức của Dự án. Công tác phí cho Tư vấn sẽ được áp dụng theo định mức của Dự án.
– Các tư vấn có nghĩa vụ thực hiện các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân.
VI. NỘP HỒ SƠ
Nhóm tư vấn quan tâm vui lòng gửi hồ sơ bao gồm:
– Hồ sơ năng lực của nhóm tư vấn gồm:
• Sơ yếu lý lịch
• Bản photocopy các bằng cấp, chứng chỉ liên quan,
• Bảng phân công công việc của từng thành viên trong nhóm,
• Bằng chứng chứng minh kinh nghiệm có liên quan
– Để xuất kỹ thuật và tài chính cho gói dịch vụ trên
Hồ sơ xin gửi về địa chỉ email: vnfu.dgd@gmail.com hoặc gửi trực tiếp về Ban Quản lý Dự án Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam – Số 9 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Thời hạn nộp hồ sơ: trước 17h00 ngày 31 tháng 01 năm 2024.
Tiêu đề ghi rõ: Hồ sơ tham gia tuyển nhóm tư vấn tập huấn cho cán bộ Hội
Nông dân Việt Nam về phương pháp và kỹ năng giảng dạy cho hội viên nông dân.
Chúng tôi chỉ liên hệ tới các nhóm tư vấn đủ yêu cầu.